NHỮNG ĐIỂM MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Lượt xem:

Đọc bài viết

NHỮNG ĐIỂM MỚI

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Kính gửiCác thầy cô giáo, các bậc CMHS trường Tiểu học Lê Quý Đôn

Bắt đầu từ năm học 2020-2021 Bộ giáo dục triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới – còn gọi chương trình giáo dục phổ thông 2018 (thay sách) đối với lớp 1. Năm học 2021-2022, thực hiện thay sách đối với lớp 2 và năm học 2022-2023 thực hiện thay sách đối với lớp 3, … Để CMHS hiểu rõ hơn về chương trình giáo dục phổ thông 2018, trường Tiểu học … xin thông tin tóm tắt về triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT.

  1. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG:

Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
  2. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  3. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:
  4. a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
  5. b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

  1. Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định tại Mục IX Chương trình tổng thể và tại các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Ở TIỂU HỌC:

Chương trình 2018 bao gồm quy định chương trình tổng thể, quy định chương trình môn học và hoạt động giáo dục của Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông. Trong đó, đối với cấp Tiểu học có một số nội dung cốt lõi sau:

  1. a) Môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình mới.

(Gồm 10 môn học và 01 hoạt động)

– Gồm: 1) Tiếng Việt;  2) Toán;  3) Đạo đức; 4) Ngoại ngữ 1 (Lớp 3, 4, 5);  5) Tự nhiên và xã hội (Lớp 1, 2, 3);  6) Lịch sử và Địa lí (Lớp 4, 5);  7) Khoa học (Lớp 4, 5);  8) Tin học và Công nghệ (Lớp 3, 4, 5);  9) Giáo dục thể chất; 10) Nghệ thuật (Âm nhạc và Mĩ Thuật) và Hoạt động trải nghiệm (trong đó có tích hợp nội dung giáo dục của địa phương).

– Nội dung môn học Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần (mô-đun); nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề; học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

  1. b) Các môn học tự chọn(dạy ở những nơi có đủ điều kiện dạy học và phụ huynh học sinh có nguyện vọng)

Tiếng dân tộc thiểu số (dạy từ lớp 1 đến lớp 5); Ngoại ngữ 1 (dạy ở lớp 1, 2).

  1. c) Nhận xét chung

– So với Chương trình hiện hành, Chương trình 2018 có ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới. Tuy nhiên, trong Chương trình 2018 có thêm 2 môn học mới là Ngoại ngữ 1; Tin học và Công nghệ. Đối với chương trình 2018 là chương trình học 2 buổi/ngày, do đó số tiết học trong một năm học đều tăng lên, cụ thể:

+ Lớp 1, 2 có: 07 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 25 (chưa tính môn tự chọn). (Chương trình hiện hành có 10 môn và 23 tiết trên tuần).

 + Lớp 3 có: 08 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 28 tiết (Chương trình hiện hành có 10 môn và 24 tiết trên tuần)

+ Lớp 4, 5 có: 10 môn học và 01 hoạt động bắt buộc, số tiết bình quân trên tuần là 30 tiết. (Chương trình hiện hành có 11 môn, và 26 tiết trên tuần )

  1. LỘ TRÌNH THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018:

– Năm học 2020-2021: Thực hiện chương trình mới đối với lớp 1.

– Năm học 2021-2022: Thực hiện chương trình mới đối với lớp 2 và lớp 6.

– Năm học 2022-2023: Thực hiện chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

– Năm học 2023-2024: Thực hiện chương trình mới đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

– Năm học 2024-2025: Thực hiện chương trình mới đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

  1. Về sách giáo khoa:

– Chương trình GDPT 2018 thực hiện theo hướng: 01 chương trình và nhiều bộ sách. Các bộ sách giáo khoa sử dụng là các bộ sách phải được Bộ GD&ĐT phê duyệt. Các nhà trường sẽ tự lựa chọn các đầu sách giáo khoa phù hợp với các tiêu chỉ do UBND tỉnh ban hành và điều kiện thực tế tại địa phương.

– Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt danh mục sách giáo khoa do nhà trường tổ chức lựa chọn, nhà trường sẽ thông báo danh mục sách giáo khoa nhà trường lựa chọn để tổ chức giảng dạy trong năm học tiếp theo (trong tháng 7) đến cha mẹ học sinh được biết để mua sách giáo khoa cho com mình trước khi bước vào năm học mới.

  1. Về đội ngũ giáo viên:

– Phân công đội ngũ GV giảng dạy đảm bảo tối thiểu 01 giáo viên dạy môn cơ bản/ lớp, mỗi lớp học đảm bảo tye lệ giáo viên 1,5 giáo viên / lớp.

– Đội ngũ GV dạy chương trình giáo dục phổ thông 2018 được tham gia các lớp tập huấn về dạy học theo chương trình mới, theo sách giáo khoa mới.

  1. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

– Đảm bảo đủ mỗi lớp/ phòng học để học sinh được học 2 buổi/ngày, bàn ghế HS, tủ giá …, đảm bảo mỗi lớp có 1 tivi, …

– Về thiết bị dạy học: Tiến hành rà soát thiết bị dạy học hiện có, đối chiếu với Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 khi triển khai chương trình GDPT 2018 để có kế hoạch mua bổ sung.

Trên đây là giới thiệu các nét cơ bản về chương trình giáo dục phổ thông 2018 của trường Tiểu học Lê Quý Đôn, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk tới các thầy cô giáo, các bậc CMHS và toàn thể nhân dân. Rất mong các thầy cô, các bậc PHHS nghiên cứu để có thêm thông tin về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mọi chi tiết xin truy cập vào Webside theo địa chỉ:  http://lequydon.buonho.edu.vn