ĐỀ THI CUỐI KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT NĂM HỌC 2020-2021

Lượt xem:

Đọc bài viết

TRƯỜNG TH LÊ QUÝ ĐÔN                                           ĐỀ KIỂM  TRA CUỐI  KÌ II

Họ và tên :………………………………….. ……                    NĂM HỌC 2020 – 2021

Lớp  2A…….                                                                                   Môn :Tiếng Việt

            Điểm                                       Lời phê của giáo vên

A: KIỂM TRA ĐỌC(10 điểm)

I.Đọc thành tiếng (4 điểm)

Giáo viên làm thăm các bài tập đọc từ tuần 28       34 cho học sinh bốc thăm, đọc,kết hợp trả lời câu hỏi.

  1. II. Kiểm tra đọc hiểu kêt hợp kiểm tra kiến thức kĩ năng Tiếng Việt (6 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau:

CÓ NHỮNG MÙA ĐÔNG

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.

Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

(Trần Dân Tiên)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,5 điểm) Lúc ở Anh, Bác Hồ làm nghề gì để sống?

  1. A. Cào tuyết trong một trường học.                                   Viết báo
  2. Làm đầu bếp trong một quán ăn.                                 D.   Lao công

Câu 2. (0,5 điểm) Hồi ở Pháp, mùa đông Bác Hồ làm gì để chống rét?

  1. A. Dùng lò sưởi. C. Mặc thêm áo cũ vào trong người cho ấm
  2. B. Dùng viên gạch nướng lên để sưởi.   D. Ở trong nhà.

Câu 3. (0,5 điểm) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?

  1. A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình .
  2. B. Để theo học đại học.
  3. C. Để tìm cách đánh giặc Pháp,giành độc lập dân tộc.
  4. D. Để được đi sang nước ngoài.

Câu 4. (0,5 điểm) Cặp từ nào trái nghĩa với nhau?

  1. A. Mệt – mỏi            C.  Mồ hôi – lạnh cóng
  2. Sáng – tối D. Cần cù – chăm chỉ

Câu 5. (0.5 điểm) Bộ phận in đậm trong câu: Buổi sáng, Bác để một viên gạch vào bếp lò. trả lời cho câu hỏi nào?

  1. A. Vì sao?              B. Để làm gì?     C. Khi nào?                   D. Làm gì ?

Câu 6. (0.5 điểm) Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm

Tối về Bác lấy……………………………………………………., bọc nó vào một tờ báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

Câu 7. (1 điểm)  Câu “Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.” Thuộc kiểu câu :

  1.  Ai ,là gì?                      B.  Ai,thế nào?                    C.  Ai,làm gì ?

Câu 8. (1 điểm) Tìm rồi gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:

“Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.”

Câu 9. ( 1điểm) Đoạn văn bản trên nói lên điều gì?

          Đoạn văn bản trên nói lên …………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

GỢI Ý-ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

A: KIỂM TRA ĐỌC(10 điểm)

I/Đọc thành tiếng (4 điểm)

-Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn,bài đọc: 1 điểm

II/ Kiểm tra đọc hiểu kêt hợp kiểm tra kiến thức kĩ năng Tiếng Việt (6 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm) Lúc ở Anh, Bác Hồ làm nghề gì để sống?

  1. A. Cào tuyết trong một trường học.

Câu 2. (0,5 điểm) Hồi ở Pháp, mùa đông Bác Hồ làm gì để chống rét?

  1. B. Dùng viên gạch nướng lên để sưởi.

Câu 3. (0,5 điểm) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?

  1. C. Để tìm cách đánh giặc Pháp,giành độc lập dân tộc.

Câu 4. (0,5 điểm) Cặp từ nào trái nghĩa với nhau?

  1. Sáng – tối

Câu 5. (0.5 điểm) Bộ phận in đậm trong câu: Buổi sáng, Bác để một viên gạch vào bếp lò. trả lời cho câu hỏi nào?

  1.   C. Khi nào?

Câu 6. (0.5 điểm) Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm

Tối về Bác lấy…viên gạch ra.. bọc nó vào một tờ báo cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.

Câu 7. (1 điểm)  Câu “Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.” Thuộc kiểu câu :

  1. C. Ai,làm gì ?

Câu 8. (1 điểm) Tìm rồi gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau: “Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.”

Câu 9. ( 1điểm) Đoạn văn bản trên nói lên điều gì?

          Đoạn văn bản trên nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B:KIỂM TRA VIẾT :

1.Chính tả:Nghe –viết (4 điểm)

                             Bác Hồ rèn luyện thân thể

Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không. Có đồng chí nhắc:

– Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.

– Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen.

Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét

Hướng đẫn chấm điểm chi tiết

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

– Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

2.(Phần Tập làm văn – 6 điểm )

Hướng đẫn chấm điểm chi tiết

– Nội dung (ý): 3 điểm

-HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

-Kĩ năng: 3 điểm

-Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

-Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu:  1 điểm

-Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH LÊ QUÝ ĐÔN                                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 – CUỐI KÌ II

Năm học 2020 – 2021

     Mạch kiến thức Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
TN TL TN TL TN TL TN TL
1. Đọc hiểu văn bản:

– Xác định được nhân vật,     các chi tiết trong bài đọc.

– Hiểu ý chính của đoạn văn.

– Nắm được nội dung bài đọc.

– Liên hệ thức tiễn để rút ra bài học đơn giản.

Số câu 3 1 1 5
Câu số 1,2,6 3 9
Số điểm 1,5   0,5         1 3
2. Kiến thức Tiếng Việt:

– Biết cách đặt và trả lời các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?Khi nào?Ở đâu? Để làm gì?

– Biết các từ chỉ sự vật, hoạt động,đặc điểm .

-Phân biệt từ trái nghĩa

Số câu 1 1 1 1 4
Câu số     4 5 7 8
Số điểm 0,5   0,5   1 1     3
Tổng số câu 4 2 2 1 9
Tổng số điểm 2 1 2 1 6