BÍ QUYẾT ỨNG PHÓ VỚI LỚP HỌC MẤT TRẬT TỰ

Lượt xem:

Đọc bài viết

1. Nêu quy tắc “Chỉ một người nói”
Trước khi bắt đầu giờ học, hãy nói với HS:
“Hôm nay, cô và các em chỉ thực hiện duy nhất 1 quy tắc. Tên quy tắc đó là “Chỉ một người nói. Điều đó có nghĩa là, khi cô nói, cô muốn các em lắng nghe. Khi một bạn nào đó nói, cô cùng các bạn khác sẽ lắng nghe. Người được nói là người cầm trong tay chiếc bút (bông hoa này).
2. Sử dụng tín hiệu im lặng
Chuẩn bị 1 bông hoa trắng, một bông hoa đỏ. Hãy thống nhất với học sinh: “Hôm nay, cô có một yêu cầu: Khi nào lớp được phép nói và thảo luận, cô sẽ đưa bông hoa đỏ lên. Khi nào cô giơ bông hoa trắng lên, tức là cô muốn lớp im lặng, trật tự. Nếu bạn nào muốn nói, hãy giơ tay và cô sẽ dành bông hoa đỏ cho bạn đó, khi đó bạn ấy mới được nói nhé!
Cứ mỗi lúc học sinh mất trật tự, hãy giơ bông hoa trắng lên cao và đồng thời làm tín hiệu “suỵt” để HS nhận biết mình nên im lặng.
3. Sử dụng chuông thay cho gõ thước kẻ hoặc quát “Cả lớp trật tự!”
☀️Khi lớp mất trật tự quá nhiều, hãy sử dụng một quả chuông để báo hiệu với HS rằng đã đến lúc cần yên lặng. Nói với học sinh:
“Đã đến giờ vào lớp, cả lớp trật tự nào!”
“Từ giờ, mỗi khi có tiếng chuông tức là hết thời gian “thảo luận” nhé các em!”
☀️GV lặp lại vài lần là học sinh sẽ quen. Vừa không mất thời gian, khản tiếng hô “Các em trật tự” nhiều lần, lại tế nhị hơn cách gõ thước kẻ vào bàn, vào bảng để nhắc HS giữ yên lặng.
P/s: Cái chuông thần thánh này là mình học được từ cô Trish Summer Field, chuyên gia giáo dục Giá trị sống đó nhé!)
4. Chơi trò chơi
🔅 Không phải lúc nào học sinh mất trật tự cũng là do các em hư, quậy phá, không tôn trọng kỉ luật. Đôi khi chỉ bởi vì các em đang bị “thừa năng lượng”. Cách dễ nhất để học sinh không có thời gian dành cho việc mất trật tự là cho học sinh chơi các trò chơi tập thể.
🔅Trước khi chơi, nhớ hỏi HS: “Muốn học hay muốn chơi trò chơi?”
HS trả lời : “Chơi ạ!”
GV: Nếu các em muốn chơi trò chơi, thì hãy giữ yên lặng. Ai đồng ý xin mời mỉm cười thật tươi và không phát ra âm thanh nào!
(GV nhanh tay chụp ảnh khoảnh khắc đáng yêu này của HS để làm kỉ niệm ).
5. Vẽ tranh “Tôi hiện tại và tôi tương lai”
🔅Để giảm dần sự “tăng động quá mức” của lớp học mất trật tự, hãy chuyển hoạt động của lớp sang một trường phái nghệ thuật tĩnh lặng hơn.
🔅GV yêu cầu học sinh chia trang vở của mình thành 2 phần. Nửa trên vẽ hình ảnh “tôi hiện tại” và nửa dưới vẽ hình ảnh “tôi tương lai” (sau khoảng 5 năm nữa, tôi sẽ như thế nào?).
🔅Sử dụng thẻ tên để bắt thăm ngẫu nhiên một số học sinh lên bảng và giới thiệu hình ảnh của mình với cả lớp. Đây sẽ là khoảng thời gian tạm lắng, thư giãn vui vẻ và thêm hiểu nhau giữa các HS, giữa cô và trò.
6💟. Biến “phạt” thành “thưởng”
🔅Hãy “trấn an” học sinh bằng lời cảnh báo :
“Hôm nay thầy/cô đã chuẩn bị rất nhiều phần thưởng dành cho những ai mạnh dạn mất trật tự, làm việc riêng…”. (Phần thưởng GV cần giữ bí mật, không tiết lộ và chỉ sử dụng khi HS vi phạm).
🎁Phần thưởng 1. Diễn tả con vật được yêu cầu bằng hành động
🔅GV chuẩn bị nhiều mảnh giấy, mỗi mảnh sẽ viết tên một con vật vào. HS vi phạm khi được gọi lên bảng “nhận phần thưởng” sẽ được bắt thăm một mảnh giấy bất kì, sau đó chỉ dùng hình thể để diễn tả. Các bạn ở dưới có nhiệm vụ quan sát kĩ để đoán ra con vật đó là gì.
🔅Nếu cả lớp đoán ra được con vật mà HS diễn tả được thì được phép về chỗ, nếu không thì sẽ phải bắt thăm lại và diễn tả lần 2 một con vật khác.
🔅GV có thể thay thế tên con vật bằng tên các loại nhạc cụ (VD: đàn bầu, đàn ghi ta, sáo…); hoặc tên một đồ vật (nồi, chảo, chăn, ghế…); hoặc tên các môn thể thao để các “phần thưởng” được phong phú.
🎁Phần thưởng 2. Nhảy theo video minh họa
GV hãy chuẩn bị sẵn một vài video nhảy dân vũ (VD dân vũ rửa tay). Khi có những HS mất trật tự thì gọi các em lên bảng và yêu cầu nhảy theo video. Ai làm đúng và tích cực thì được về chỗ. Việc HS có làm đúng hay không sẽ do khán giả (các bạn HS ngồi dưới) quyết định.
🎁Phần thưởng 3. Thảo luận nhóm bằng ngôn ngữ cơ thể
🔅Vì lỗi của HS là mất trật tự cho nên hình phạt này sẽ yêu cầu HS phải làm ngược lại.
🔅 GV gọi các HS mất trật tự lên bảng, chia HS thành 2-3 nhóm (mỗi nhóm nên từ 3-5 HS).
🔅GV nêu yêu cầu cho các nhóm: Sau đây, các em sẽ nhận được một mảnh giấy có viết tên của một giá trị sống (một từ ghép gồm có 2 tiếng). Nhiệm vụ là các em chỉ được sử dụng nét mặt và điệu bộ cơ thể, không dùng lời nói để thảo luận với nhau cách diễn tả giá trị này. Khi nào cả lớp đoán ra tên của giá trị đó thì các em chiến thắng. Thời gian thảo luận là 5 phút.
🔅 Có hẳn 12 giá trị sống, các nhóm tha hồ mà diễn tả: Hòa bình, yêu thương, tôn trọng, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, giản dị, trách nhiệm, tự do, đoàn kết, hạnh phúc, hợp tác.
7. Khi GV đã quá “bất lực” trước một bầy ong?
🦁 Ngồi yên lặng, không cử động, thể hiện sự buồn bã để HS nhìn thấy, rồi thở dài hỏi: “Thế bây giờ, cô cần phải làm gì để giúp các em trật tự hơn? Nào, bắt đầu từ tổ 1?”
🦁 Đổi vai: “Bây giờ, tôi thử làm học sinh, còn các “anh chị” làm giáo viên nhé! Các giáo viên hãy viết vào vở của mình những yêu cầu mà học sinh cần thực hiện trong giờ học nào!”
Sau đó gọi một vài “giáo viên” đứng dậy đọc bản yêu cầu mình đã viết (😉😉😉).
⛈️⛈️⛈️⛈️⛈️⛈️
MỘT SỐ LỖI SAI NÊN TRÁNH KHI QUẢN LÍ HÀNH VI HỌC SINH TRONG LỚP HỌC
📌Nhắc nhở/phạt/chỉ trích công khai học sinh trước cả lớp
🔑Nên: Nhắc chung cả lớp, nếu muốn nhắc cá nhân thì hãy đến gần HS, hỏi xem HS có khó khăn gì trong tiếp thu bài học không?
📌Bỏ qua hành vi sai của học sinh khi nó xuất hiện lần đầu tiên, đợi khi nào HS “quá giới hạn” mới nhắc nhở.
🔑Nên: Thể hiện thái độ không đồng tình bằng ánh mắt, nét mặt ngay khi hành vi nói chuyện riêng, nói leo, làm việc riêng xuất hiện để HS biết rằng hành vi của mình không được chấp nhận trong giờ học.
📌Quá tập trung vào các hành vi không mong đợi mà bỏ quên các hành vi tốt của học sinh.
🔑Nên: Kiên nhẫn đợi hành vi tốt ở học sinh đó xuất hiện và khen ngay lập tức. (Một HS dù có hay nói leo thế nào đi nữa thì vẫn có lúc em ấy biết im lặng lắng nghe đó nhé! Hãy tận dụng và khen ngay thời điểm “vàng” này).
📌Dọa học sinh “Cô sẽ báo cho bố mẹ em, cô sẽ đuổi ra khỏi lớp, cô sẽ báo với GVCN, cô sẽ ghi tên vào sổ…”
🔑Nên: Nói cho học sinh biết lợi ích của việc tuân thủ kỉ luật, giữ trật tự trong lớp.
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'BÍ QUYẾT ỨNG PHÓ VỚI LỚP HỌC MAT TRẬT TỰ ១'